Xác Định Chi Phí Lãi Vay Khi Tính Thuế TNDN

Việc xác định chi phí phù hợp trong kỳ kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp, một trong những chí phí tưởng chừng rất đơn giản nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn đó là chi phí lãi vay. Vậy xác định chi phí lãi vay như thế nào trong kỳ kinh doanh?

Mục lục – các nội dung chính trong bài viết

I/ Cơ Sở Pháp Lý.

II/ Các Trường Hợp Xác Định Chi Phí Lãi Vay.

1/ Trường hợp góp đủ vốn.

2/ Trường hợp đi vay để góp vốn.

I/ Cơ Sở Pháp Lý.

Theo thông tư 78/2014-TT-BTC về chí phí không được trừ khi tính thuế TNDN.

“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.”

II/ Các Trường Hợp Xác Định Chi Phí Lãi Vay.

1/ Trường hợp góp đủ vốn.

  • Nếu công ty vay của tổ chức kinh tế thì sẽ không bị hạn chế về lãi suất.
  • Nếu công ty vay của của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế thì lãi vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Ví dụCông ty A có đăng ký vốn điều lệ 4 tỷ. Đã góp đủ vốn trong thời gian quy định, Công ty có vay 1 khoản tiền 2 tỷ của Ông B với lãi suất 1%/ năm. Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước vào thời điểm vay là 0.8%/năm. Vậy số tiền lãi vay được tính vào chi phí của doanh nghiệp là: 2 tỷ x 1% = 20 triệu.

Như vậyTrường hợp này thì doanh nghiệp được tính toàn bộ chi phí lãi vay nhưng không được vượt 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng khi vay của cá nhân.

2/ Trường hợp đi vay để góp vốn.

  • Theo luật doanh nghiệp trong vòng 90 ngày thì doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Theo thông tư 78/TTBTC thì trong trường hợp doanh nghiệp đi vay để góp vốn thì phần lãi vay tương ứng với số vốn còn góp thiếu sẽ không được tính vào chí phí của doanh nghiệp.
  • Nguyên nhân: Bản chất đây là chi phí của nhà đầu tư chứ không phải của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty A có số vốn điều lệ 20 tỷ, số vốn góp còn thiếu là10 tỷ. Giả sử công ty A vay 25 tỷ với lãi suất 1%/tháng. Thì chi phí lãi vay được xác định như sau:

Chi phí lãi vay tương ứng của 10 tỷ vốn còn thiếu: 10 tỷ x 1% = 100 triệu.

Chi phí lãi vay của 25 tỷ: 25 tỷ x 1% = 250 triệu.

+ Chi phí lãi vay không được tính vào chi phí của doanh nghiệp tương ứng với phần vốn góp chưa đủ 10 tỷ là: 100 triệu

Chi phí lãi vay được tính trong kỳ: 250 – 100 = 150 triệu.

Bài viết liên quan