Chi phí không được trừ và chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Trong quyết toán thuế thu nhp doanh nghip, đâu là chi phí b khng chế, chi phí được tr khi tính thuế TNDN và chi phí không được tr khi tính thuế TNDN? Cùng Kế toán Thuế Như Ý tìm hiu chi tiết qua bài viết này!

Ni dung chính:

  • I. Chi phí phụ cấp ăn trưa cho người lao động
  • II. Chi phí phụ cấp trang phục
  • III. Các khoản chi mang tính chất phúc lợi cho người lao động
  • IV. Chi phí lãi vay
  • V. Chi phí khấu hao TSCĐ
  • VI. Câu hỏi thường gặp về chi phí được trừ, chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
  1. CHI PHÍ PH CP ĂN TRƯA CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Theo quy định tại Điểm g.5 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, có 2 hình thức phụ cấp ăn trưa cho người lao động:

  1. Ph cp ăn trưa dưới hình thc chi tin cho người lao động

Tại Khoản 4 Điều 22 Mục 6 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH: Tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Vậy, nếu doanh nghiệp chi cho người lao động số tiền ăn giữa ca vượt quá 730.000 đồng/tháng thì khoản chênh lệch đó sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Đồng thời, nếu doanh nghiệp muốn được trừ phần tiền ăn vượt mức khi tính thuế TNDN thì phần tiền ăn cần phải được thể hiện đầy đủ trong: hợp đồng lao động, quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.

  1. Ph cp ăn trưa dưới hình thc t chc nu ăn cho người lao động

Đối với hình thức này, các khoản chi phí phục vụ cho việc nấu ăn cho người lao động tại doanh nghiệp sẽ không bị khống chế và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chuẩn bị cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ cho việc nguyên liệu thực phẩm và danh sách cán bộ công nhân viên đăng ký ăn ca tại công ty và phần tiền ăn này cũng phải được thể hiện trong: hợp đồng lao động, quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của công ty.

  1. CHI PHÍ PH CP TRANG PHC
  2. Chi ph cp trang phc bng tin

Theo Điểm 2.7 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

  • Trường hợp nếu chi bằng tiền: Thì khoản chi phí sẽ được tính theo số thực chi nhưng không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm;
  • Nếu vừa chi bằng tiền vừa chi bằng hiện vật thì phần chi bằng tiền sẽ bị khống chế ở mức 5.000.000 đồng/người/năm.

Kết luận: Nếu doanh nghiệp phụ cấp trang phục, chi bằng tiền mặt hoặc chi vừa bằng hiện vật vừa bằng tiền mặt thì khoản phụ cấp trang phục này sẽ bị khống chế ở mức 5.000.000 đồng/người/năm.

  1. Ph cp trang phc bng hin vt cho người lao động

Nếu phụ cấp trang phục bằng hiện vật thì doanh nghiệp sẽ không bị khống chế mức chi. Tuy nhiên, phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ đối với khoản trang phục này. Và phần phụ cấp trang phục cũng phải được quy định tại một trong các hồ sơ sau: hợp đồng lao động, quy chế tài chính, quy chế lương thưởng…

III. CÁC KHON CHI MANG TÍNH CHT PHÚC LI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BCT quy định các khoản chi trực tiếp có tính chất phúc lợi cho người lao động như:

  • Chi đám hiếu, đám hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
  • Chi nghỉ mát, du lịch, chi hỗ trợ điều trị cho nhân viên;
  • Chi hỗ trợ người lao động bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;
  • Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, ốm đau;
  • Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt, đáng khen trong học tập;
  • Chi hỗ trợ chi phí đi lại những ngày lễ, tết cho người lao động;
  • Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ những khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác…

Lưu ý: 

Các khoản chi liên quan đến phúc lợi cho người lao động nêu trên không được vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp (theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC).

  1. CHI PHÍ LÃI VAY

Theo Khoản 2.17, 2.18 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), khoản chi phí lãi vay bị khống chế được quy định như sau:

  • Phần lãi vay của các đối tượng khác không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay ➞ Không được tính vào chi phí được trừ (tức đây là chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN);
  • Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ thì toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được tính vào chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN;
  • Trường hợp doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ thì chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
  1. CHI PHÍ KHU HAO TSCĐ

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 có hiệu lực kể từ ngày 06/08/2015, sửa đổi bổ sung theo Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2018:

  • Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN;
  • Nếu doanh nghiệp trích khấu hao nhanh hơn khung trích khấu hao theo quy định thì chi phí vượt khung đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ của kỳ đó khi tính thuế TNDN;
  • Nếu doanh nghiệp áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng và doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao thì được phép thực hiện khấu hao nhanh. Tuy nhiên, mức khấu hao nhanh không vượt quá 2 lần mức khấu hao theo đường thẳng và phải đảm bảo kinh doanh có lãi (nếu phần khấu hao vượt quá 2 lần thì sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN);
  • Đối với tài sản là công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển không đáp ứng được đủ điều kiện để ghi nhận là TSCĐ thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không được quá 3 năm;
  • Đặc biệt, với ô tô là TSCĐ có giá trị lớn hơn 1.600.000.000 đồng: Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1.600.000.000 đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (ngoại trừ: các loại ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho việc kinh doanh ô tô).
  1. CÂU HI THƯỜNG GP V CHI PHÍ ĐƯỢC TR, CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TR KHI TÍNH THU TNDN
  2. Doanh nghip A có vn góp điu l là 1.000.000.000 đồng nhưng mi thc hin góp 400.000.000 đồng. Doanh nghip đang mun vay ngân hàng 600.000.000 đồng để thc hin vic góp vn và 300.000.000 đồng để phc v kinh doanh. Lãi sut vay ti ngân hàng Vietcombank là 9.5%/tháng. Vy chi phí lãi được tính như thế nào?

Trường hợp doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ, số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn và doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì phần lãi vay của số vốn điều lệ còn thiếu sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Phần lãi vay được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN = (900.000.000 – 600.000.000) x 9.5% = 28.500.00 đồng.

  1. Doanh nghip A có mua 1 chiếc xe ô tô phc v cho doanh nghip, không nhm mc đích kinh doanh vn ti, du lch, khách sn, tr giá 1.800.000.000 đồng (chưa bao gm VAT), l phí trước b là 180.000.000 đồng. Vy doanh nghip s được đưa bao nhiêu vào chi phí khi tính thuế TNDN?

Theo quy định, giá trị trích khấu hao TSCĐ cho xe có giá trị lớn hơn 1.600.000.000 đồng thì phần chi phí chênh lệch sẽ không được tính khi tính thuế TNDN. Vậy doanh nghiệp sẽ được đưa đúng giá trị 1.600.000.000 đồng vào chi phí khi tính thuế TNDN, phần chênh lệch (bao gồm cả lệ phí trước bạ) sẽ bị loại.

 

Bài viết liên quan