Ưu đãi thuế với doanh nghiệp sản xuất phần mềm gồm những gì? Công ty sản xuất phần mềm còn được hưởng ưu đãi nào? Xem thông tin chi tiết trong bài viết.
Nội dung chính:
- 3 điều kiện ưu đãi với doanh nghiệp sản xuất phần mềm
- Ưu đãi thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp sản xuất phần mềm
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty phần mềm
- Ưu đãi đầu tư khác cho công ty sản xuất phần mềm
- Các câu hỏi thường gặp
3 ĐIỀU KIỆN ƯU ĐÃI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHẦN MỀM
Doanh nghiệp sản xuất phần mềm cần đáp ứng các điều kiện sau để nhận ưu đãi:
- Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Sản phẩm phần mềm được sản xuất phải nằm trong danh mục sản phẩm phần mềm do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
- Quy trình sản xuất phần mềm có 7 bước theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài hồ sơ, thủ tục & điều kiện thành lập công ty sản xuất phần mềm. Trong đó, công ty sản xuất phần mềm bắt buộc phải tham gia ít nhất một trong 2 bước đầu tiên: xác định yêu cầu hoặc phân tích và thiết kế. Nếu có tham gia trong bất kỳ công đoạn nào của 7 bước trên, phải có tài liệu chứng minh tác nghiệp tương ứng với công đoạn đó.
Đáp ứng các điều kiện nêu trên, công ty phần mềm có thể nhận các ưu đãi về thuế và ưu đãi đầu tư.
Lưu ý: Đăng ký đúng mã ngành sản xuất phần mềm là: 6201 Lập trình máy vi tính (Chi tiết: sản xuất phần mềm). Các mã ngành liên quan đến dịch vụ phần mềm khác có thể gọi GỌI NGAY 0974.296.383 hoặc 09076092997 để được hỗ trợ.
ƯU ĐÃI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHẦN MỀM
Doanh nghiệp, công ty sản xuất phần mềm có chịu thuế GTGT không? Theo quy định, doanh nghiệp sản xuất phần mềm hoặc kinh doanh phần mềm đều thuộc diện không chịu thuế GTGT.
Ngoài ra, không phân biệt phần mềm gia công, phần mềm do công ty tự sản xuất hay mua để bán, kể cả trường hợp bán phần mềm có kèm theo dịch vụ cài đặt vẫn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Lưu ý: Với đối tượng không chịu thuế GTGT thì trên hóa đơn, thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.
ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CHO CÔNG TY PHẦN MỀM
Theo quy định, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho công ty sản xuất phần mềm chỉ áp dụng cho dự án đầu tư mới thỏa các điều kiện:
- Là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Phải được cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bắt buộc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Doanh nghiệp sản xuất phần mềm đáp ứng các điều kiện trên sẽ được ưu đãi thuế TNDN gồm có:
- Trong thời hạn 4 năm, doanh nghiệp được miễn thuế TNDN;
- Trong 9 năm tiếp theo, giảm 50% thuế TNDN phải nộp;
- Trong thời hạn 15 năm, mức thuế suất thuế TNDN là 10%.
Ví dụ: Công ty A bắt đầu đầu tư sản xuất phần mềm vào năm 2021. Nếu năm 2021, công ty A có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm 2021. Cụ thể là:
- Từ năm 2021 đến 2024, miễn thuế TNDN;
- Từ năm 2025 đến năm 2033, được giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10%. Do vậy, doanh nghiệp sản xuất phần mềm chỉ nộp thuế TNDN với thuế suất 5%;
- Từ năm 2034 đến năm 2035, nộp thuế TNDN với thuế suất 10%;
- Từ năm 2036 trở đi, sẽ không được áp dụng ưu đãi thuế TNDN nữa và nộp thuế TNDN với mức thuế suất 20% như doanh nghiệp thông thường.
Lưu ý:
Thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên phát sinh doanh thu chịu thuế.
Sau khi hết thời gian hưởng ưu đãi, để tính thuế TNDN, bạn có thể tham khảo bài viết các khoản thuế phải nộp sau khi thành lập công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp phần mềm lưu ý vẫn phải thực hiện đầy đủ các báo cáo, kê khai dù không phát sinh doanh thu.
Lưu ý:
Thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên phát sinh doanh thu chịu thuế.
Sau khi hết thời gian hưởng ưu đãi, để tính thuế TNDN, bạn có thể tham khảo bài viết các khoản thuế phải nộp sau khi thành lập công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp phần mềm lưu ý vẫn phải thực hiện đầy đủ các báo cáo, kê khai dù không phát sinh doanh thu.
ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ KHÁC CHO CÔNG TY SẢN XUẤT PHẦN MỀM
Hoạt động sản xuất phần mềm còn được hưởng các ưu đãi đầu tư khác như:
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc các nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất;
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Trên đây, Thuế Như Ý đã chia sẻ thông tin về các ưu đãi dành cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Nếu muốn thành lập công ty phần mềm nhanh chóng, thủ tục đơn giản, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty phần mềm tại Thuế Như Ý.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Công ty sản xuất phần mềm có chịu thuế GTGT không?
Không – Theo quy định thì các hoạt động sản xuất phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không phải chịu thuế GTGT.
Công ty sản xuất phần mềm có được ưu đãi thuế TNDN?
Có – Công ty sản xuất phần mềm có dự án đầu tư mới thỏa các điều kiện theo quy định sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN bao gồm: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm; Miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế).
Mua bán phần mềm có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
Không – Nếu công ty, doanh nghiệp chỉ kinh doanh mua bán lại phần mềm (thuộc mã ngành 4651) thì không được áp dụng ưu đãi về thuế TNDN.
Gia công phần mềm có được ưu đãi thuế?
Có – Gia công phần mềm vẫn được công nhận là hoạt động sản xuất phần mềm nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện & quy trình sản xuất phần mềm. Theo đó, công ty gia công phần mềm cũng được hưởng các ưu đãi về thuế GTGT, thuế TNDN theo đúng quy định.
Công ty phần mềm được hưởng ưu đãi đầu tư nào?
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc các nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất;
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.